Viêm kết mạc (Đau mắt đỏ): nguyên nhân, triệu chứng và phòng ngừa

Viêm kết mạc (Đau mắt đỏ): nguyên nhân, triệu chứng và phòng ngừa

Viêm kết mạc (đau mắt đỏ), là một tình trạng phổ biến và dễ lây lan, ảnh hưởng đến màng kết (màng mỏng bao phủ phần trắng của mắt và bên trong mí mắt). Hiểu rõ được nguyên nhân, triệu chứng, và cách phòng ngừa sẽ giúp chúng ta chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe đôi mắt và ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Cùng Luxdefa tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.

1. Nguyên Nhân

Viêm kết mạc chủ yếu do vi khuẩn và virus, nhưng cũng có thể do các yếu tố khác như dị ứng, khói bụi, ô nhiễm, dị vật, và việc sử dụng kính áp tròng.

Virus và vi khuẩn có khả năng lây lan mạnh, trong khi viêm kết mạc do dị ứng không có tính lây nhiễm.

2. Triệu Chứng

  1. Ngứa hoặc cộm ở mắt ,do vi khuẩn thường bắt đầu tư 1 mắt sau đó lan ra 2 mắt, virus thì thường cả 2 mắt
  2. Tiết dịch ở mắt tạo thành lớp vảy vào ban đêm khiến mắt bạn không thể mở vào buổi sáng. Viêm do virus hoặc dị ứng thường tiết ra nước mắt, còn vi khuẩn gây tiết dịch màu vàng xanh (mủ).
  3. Nhạy cảm với ánh sáng
  4. Đóng màn ghèn sau khi thức dậy
  5. Chảy nước mắt nước mắt thường gặp ở virus và dị ứng (1)

3. Điều Trị

Viêm kết mạc do virus, hầu hết các trường hợp đều nhẹ và tự khỏi sau 7–14 ngày mà không cần điều trị và không để lại di chứng. Tuy nhiên cũng có trường hợp mất từ ​​2 – 3 tuần hoặc lâu hơn. Bác sĩ có thể điều trị triệu chứng, sử dụng kháng virus nếu cần. Kháng sinh sẽ không có tác dụng trong trường hợp chỉ viêm kết mạc do virus.

Viêm kết mạc do vi khuẩn nhẹ có thể tự khỏi sau 2 – 5 ngày mà không cần điều trị bằng kháng sinh và cũng không để lại bất kỳ biến chứng nào, nhưng có thể mất đến 2 tuần để bệnh khỏi hẳn. Các đơn thuốc kháng sinh bác sĩ kê trong trường hợp này thường là các loại thuốc tại chỗ như thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ.

Viêm kết mạc do dị ứng thường được cải thiện bằng cách loại bỏ chất gây dị ứng khỏi môi trường sống. Thuốc chống dị ứng, điều trị triệu chứng và một số loại thuốc nhỏ mắt .

4. Phòng Ngừa

  1. Tránh chạm tay vào mắt.
  2. Rửa tay thường xuyên.
  3. Sử dụng khăn sạch và trạnh dùng chung khăn.
  4. Thường xuyên giặt ga trải giường, vỏ gối của người bệnh đau mắt đỏ bằng nước nóng và xà phòng
  5. Không sử dụng mỹ phẩm mắt cũ.
  6. Tránh dùng chung mỹ phẩm.

5. Phân Biệt Viêm Kết Mạc

Triệu Chứng Virus Vi Khuẩn Dị Ứng
Ngứa nhẹ
Mắt tông hồng hoặc đỏ
Chảy nước mắt
Gỉ mắt màu vàng xanh
Ngứa dữ dội
Bỏng mắt
Xu hướng ảnh hưởng đến cả hai mắt
Đau nhẹ
Cảm giác cộm trong mắt
Đi kèm với cảm lạnh hoặc nhiễm trùng hô hấp khác
Sưng hoặc đau vùng trước tai

6.Câu hỏi thường gặp về Viêm kết mạc (Đau mắt đỏ)

a,Nhìn vào mắt của những người bị đau mắt đỏ có bị lây bệnh hay không?

Câu trả lời là: không, chỉ nhìn vào mắt người bị đau mắt đỏ sẽ không khiến bạn bị lây bệnh.

Viêm kết mạc (đau mắt đỏ) lây lan qua ba con đường chính: Thứ nhất, qua hơi thở và nước bọt của người bị bệnh, khi họ ho hoặc hắt hơi, các giọt bắn có thể chứa virus hoặc vi khuẩn lây sang người khác. Thứ hai, khi tiếp xúc trực tiếp tay – mắt, ví dụ như chạm vào dịch tiết từ mắt người bệnh rồi sau đó chạm vào mắt của mình. Cuối cùng, bệnh có thể lây qua quan hệ vợ chồng nếu một trong hai người bị nhiễm. Vì vậy, việc giữ vệ sinh tay và tránh dùng chung các vật dụng cá nhân là rất quan trọng để ngăn ngừa lây nhiễm.

b, Ai dễ bị đau mắt đỏ ?

Viêm kết mạc (Đau mắt đỏ): nguyên nhân, triệu chứng và phòng ngừa

Trẻ em sẽ thường nhạy cảm với các loại virus, bao gồm cả virus gây viêm kết mạc. Do đó, khả năng nhiễm bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em thường cao hơn. Và ngược lại, người già có nguy cơ nhiễm bệnh thấp hơn một phần vì mô kết mạc đã bị xơ và lão hóa, tạo môi trường kém thuận lợi cho sự phát triển của virus.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *