Bệnh Cúm Là Gì? Cách Nhận Biết, Phòng Ngừa và Điều Trị Hiệu Quả

Bệnh Cúm Là Gì? Cách Nhận Biết, Phòng Ngừa và Điều Trị Hiệu Quả

Mỗi năm, khi thời tiết chuyển mùa, bệnh cúm lại trở thành mối lo ngại lớn đối với nhiều người. Bệnh cúm không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là đối với người già, trẻ nhỏ và những người có bệnh lý nền. Vậy bệnh cúm là gì? Làm thế nào để nhận biết, phòng ngừa và điều trị cúm một cách hiệu quả? Hãy cùng Luxdefa tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình trong mùa cúm.

Bệnh cúm là gì?

Bệnh cúm là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm (Influenza virus) gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông xuân. Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi.Các virus cúm có khả năng thay đổi tính kháng nguyên nhanh chóng, gây ra các vụ dịch quanh năm và có nguy cơ gây đại dịch toàn cầu. Tại Việt Nam các virus gây bệnh cúm mùa thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B.

Bệnh cúm mùa tiến triển thường nhẹ, lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người bị suy giảm miễn dịch, người già (> 65 tuổi), trẻ em (< 5 tuổi) và phụ nữ có thai.

Bệnh có thể gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong .

Bệnh cúm lây lan qua đường gì?

Bệnh cúm là bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao và lây truyền nhanh, có thể gây dịch và đại dịch. Bệnh lây lan qua đường hô hấp, qua không khí giọt nhỏ qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng của bệnh nhân có chứa virus cúm qua ho, hắt hơi. Virus vào cơ thể qua đường mũi họng. Tỷ lệ lây lan càng mạnh khi tiếp xúc trực tiếp và mật thiết, đặc biệt ở nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ. Trong điều kiện thời tiết lạnh và ẩm thấp, tế bào đường hô hấp của người dễ bị tổn thương, làm tăng tính cảm nhiễm với bệnh.

Đối tượng nguy cơ mắc Bệnh cúm

Mọi người đều có khả năng nhiễm bệnh cúm cao, với tỷ lệ cảm nhiễm lên tới 90% cả người lớn và trẻ em. Mặc dù có miễn dịch đặc hiệu sau khi khỏi bệnh, miễn dịch này thường không bền và không bảo vệ được khỏi các chủng vi rút mới. Trẻ em, người già, và những người có bệnh mãn tính hoặc suy giảm miễn dịch dễ bị nhiễm cúm hơn.

Triệu chứng cúm là gì?

Bệnh Cúm Là Gì? Cách Nhận Biết, Phòng Ngừa và Điều Trị Hiệu Quả

Khởi phát đột ngột sau thời kì ủ bệnh 1-2 ngày.

Triệu chứng toàn thân: Sốt cao, có thể lên tới 40 độ kèm đau cơ, đau khớp, nhức đầu, chóng mặt… Những ngày đầu , sốt cao liên tục sau đó có thể tạm giảm xuống ở ngày thứ 4, sau đó lại tăng vào ngày 5-6, và hạ xuống cho đến khỏi ở các ngày sau, bệnh có biểu hiện khó chịu trong người, chán ăn, đắng miệng.

Triệu chứng hô hấp: diễn ra sau triệu chứng toàn thân, thường hay gặp nhất là viêm họng, đau rát nhiều vùng họng. Tiếp sau có thể ho nhiều, ban đầu ho khan kèm tức ngực và cuối cùng là ho có đờm. Hay thấy chảy mũi trong kèm ngạt mũi.

Triệu chứng tiêu hóa: buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đau bụng âm ỉ…. đặc biệt ở trẻ em

Bệnh cúm có nguy hiểm không?

Các triệu chứng nếu nhẹ sẽ khỏi sau một tuần, mệt mỏi thì có thì có thể kéo dài hơn đôi khi là vài tuần.

Ở trẻ em và người lớn tuổi, người mắc bệnh mạn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc người có suy giảm miễn dịch, bệnh có thể diễn biến nặng hơn như viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não có thể dẫn đến tử vong.

Phương pháp chẩn đoán bệnh cúm

Bước đầu trong chẩn đoán, bác sĩ sẽ tìm hiểu và xem xét các triệu chứng các triệu chứng cúm nếu có.

Ngoài ra có một số xét nghiệm nhằm phát hiện vi rút cúm trong bệnh phẩm hô hấp như:

  • RT-PCR: Là phương pháp có độ đặc hiệu cao và đặc trưng nhất để kiểm tra và phân loại virus cúm. Phương pháp này cho ra kết quả trong vòng 4-6 giờ.
  • Miễn dịch huỳnh quang: Có độ nhạy và đặc hiệu thấp hơn phương pháp RT-PCR, nhưng cho ra kết quả chỉ sau vài giờ nhận mẫu bệnh phẩm.
  • Xét nghiệm nhanh (RIDTs): Có kết quả sau 10-15 phút nhưng không chính xác như các loại xét nghiệm cúm khác, do đó vẫn có thể bị cúm mặc dù kết quả xét nghiệm nhanh là âm tính. Hiệu suất của xét nghiệm phụ thuộc nhiều vào độ tuổi bệnh nhân, thời gian mắc bệnh, loại bệnh phẩm và chủng virus cúm. Xét nghiệm nhanh có độ nhạy và đặc hiệu thấp nên cần kết hợp với những phương pháp xét nghiệm chẩn đoán khác khi kết quả xét nghiệm nhanh âm tính.
  • Phân lập virus: Không phải là xét nghiệm sàng lọc, nhưng trong thời gian bệnh cúm hoạt động nên thực hiện trên mẫu bệnh phẩm thu thập từ những người nghi ngờ mắc cúm, đặc biệt là những đối tượng có yếu tố dịch tễ với cúm.
  • Xét nghiệm huyết thanh: Xét nghiệm cho kết quả nhanh, nhưng độ nhạy và độ đặc hiệu không cao.

Tùy thuộc vào loại xét nghiệm chẩn đoán, thời gian thu thập bệnh phẩm, loại và chất lượng bệnh phẩm,… cũng như dạng vi rút đang hoạt động mà bạn có thể vẫn là đối tượng nhiễm cúm mặc dù kết quả xét nghiệm là âm tính – tình huống này gọi là xét nghiệm âm tính giả. Do đó để đi tới kết luận cuối cùng còn cần dựa vào triệu chứng và đánh giá lâm sàng từ bác sĩ.

Trong tình hình hiện tại, người bệnh cúm có thể cần xét nghiệm thêm COVID-19, bạch hầu để loại trừ khả năng nhiễm cúm và COVID-19, bạch hầu cùng một lúc.

Phương pháp điều trị bệnh cúm

Hiện tại vẫn chưa có cách điều trị cúm triệt để, chỉ có các phương pháp giúp giảm nhẹ các triệu chứng bệnh, giúp người bệnh thoải mái và dễ chịu hơn.

1. Nghỉ ngơi

Thông thường bệnh cúm có thể tự khỏi sau thời gian ngắn khi người bệnh dành thời gian nghỉ ngơi và uống nhiều nước để cơ thể dần chống lại sự nhiễm trùng. Không nên hút thuốc lá hoặc uống rượu trong thời gian này; cũng nên hạn chế trà, cà phê, các đồ uống có chất kích thích,… để tránh làm cơ thể thêm mệt mỏi.

Về dinh dưỡng, người bệnh cúm nên tăng cường, bổ sung các loại rau và trái cây có màu xanh đậm, đỏ và vàng để nâng cao hệ miễn dịch, hỗ trợ hồi phục sức khỏe nhanh chóng.

2. Dùng thuốc giảm đau

Việc uống các thuốc giảm đau không kê đơn cần phải cân nhắc. Trẻ em và thanh thiếu niên đang hồi phục sau những triệu chứng gần giống cúm không nên dùng aspirin để phòng ngừa nguy cơ mắc hội chứng Reye – tình trạng tổn thương não cấp tính, gan thoái hóa mỡ sau khi nhiễm vi rút cấp tính.

Người bệnh cúm có thể sử dụng các loại thuốc trị cảm, thuốc nhỏ hoặc thuốc xịt không kê đơn để giảm bớt một số triệu chứng cúm khó chịu như ho, sổ mũi, nhức đầu,…

3. Dùng thuốc kháng vi rút

Với người bị nhiễm trùng nặng hoặc có nguy cơ biến chứng cao, sử dụng thuốc kháng vi rút là phương pháp điều trị cúm cần thiết. Dùng thuốc kịp thời, đúng cách giúp giảm mức độ các triệu chứng và rút ngắn thời gian nhiễm bệnh. Đây cũng là cách ngăn ngừa các biến chứng cúm tiến triển – nhất là ở người lớn tuổi hoặc người bị suy giảm hệ thống miễn dịch.

Hiện có 3 loại thuốc kháng vi rút được khuyên dùng trong điều trị cúm bao gồm: oseltamivir (Tamiflu®), zanamivir (Relenza®) và peramivir (Rapivab®). Các thuốc này hoạt động dựa theo nguyên tắc làm gián đoạn chức năng men neuraminidase trên bề mặt vi rút và ngăn chặn sự giải phóng các phần tử vi rút từ các tế bào vật chủ bị nhiễm bệnh.

Các thuốc kháng vi rút này có thể sử dụng cho các trường hợp mắc cúm A và B và có tác động tốt nhất trong vòng 48 tiếng sau khi người bệnh bắt đầu có các triệu chứng cúm. Vì thế việc chẩn đoán và điều trị sớm là điều vô cùng quan trọng.

Dùng thuốc kháng vi rút có thể gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, nôn ói ở một số người. Người bệnh nên dùng thuốc trong khi ăn để có thể giảm bớt các tác dụng phụ này.

4. Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh không có tác dụng trong các điều trị bệnh cúm vì không thể tiêu diệt được vi rút gây bệnh.

Tuy nhiên cúm có thể làm suy yếu hệ miễn dịch khiến người bệnh dễ mắc các bệnh nhiễm trùng khác do vi khuẩn nên trong trường hợp nhận thấy tình trạng cúm quay trở lại sau khi đã thuyên giảm, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt. Lúc này thuốc kháng sinh có thể sẽ cần dùng đến để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.

Biện pháp phòng ngừa bệnh cúm

1.Tiêm vaccin cúm:

Tiêm vaccin phòng bệnh cúm

  • Hiện chưa có vaccin dành riêng cho virus cúm A(H5N1). Vaccin thường dùng hiện nay nhằm bảo vệ cơ thể chống lại virus cúm A ( H1N1), (H3N2) và cúm B.
  • Do đặc điểm hay thay đổi tính kháng nguyên của virus cúm nên cần xem xét  và tiêm vaccin nhắc lại 1-2 lần mỗi năm mới đảm bảo được hiệu quả bảo vệ,
  • Khuyến cáo tiêm vaccin cho các đối tượng sau:

+ Người già trên 65 tuổi và trẻ 6-59 tháng tuổi

+ Phụ nữ mang thai

+ Bệnh nhân béo phì, đái tháo đường hoặc mắc các bệnh mạn tính

+ Nhân viên y tế

2.Các biện pháp phòng bệnh khác:

Bệnh nhân cần được cách ly:

+ Bệnh nhân không biến chứng : tự cách ly tại nhà.

+ bệnh nhân cúm nặng và biến chứng: cách ly tại cơ sở y tế.

  • Sử dụng các biện pháp phòng hộ cá nhân để bệnh cúm không lan rộng.

+ Rửa tay thường xuyên

+ Đeo khẩu trang, kính mắt…

+ Hạn chế tiếp xúc không cần thiết với người bị bệnh cúm

+ Tập thể dục đều đặn

+ Làm sạch bề mặt vật dụng

Bệnh Cúm Là Gì? Cách Nhận Biết, Phòng Ngừa và Điều Trị Hiệu Quả

Bệnh cúm có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, nhưng với sự hiểu biết và biện pháp phòng ngừa đúng cách, bạn có thể bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình. Để được hướng dẫn về chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa bệnh cúm, vui lòng liên hệ tư vấn tại  Luxdefa

Hotline:088 871 6888

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *